Các lực lượng vũ trang Nhật Bản trải qua cuộc thanh trừng, tất cả các chỉ huy thân Mỹ đều bị loại bỏ để thay thế bằng những tướng lĩnh trung thành với nhà lãnh đạo mới. Hành động này đảm bảo được quân đội nghe lệnh chính phủ, nhưng cũng làm suy giảm nghiêm trọng sức chiến đấu của quân đội, đặc biệt trong Hải quân và Không quân là hai lực lượng chiến đấu chủ lực.
Liên bang và Liên minh chọn khu vực gần đảo Honolulu thuộc quần đảo Hawaii của Mỹ làm điểm quyết chiến. Nơi đây nằm gần như chính giữa Thái Bình Dương, là điểm ranh giới phân đôi vùng biển giữa châu Á và Bắc Mỹ.
Bên phía Liên minh có ba mươi lăm quốc gia tham chiến, dẫn đầu là Mỹ, nước sở hữu đội quân mạnh nhất thế giới, ngoài ra còn có các cường quốc quân sự Anh, Pháp, Đức, Italy, Australia, Thụy Điển…
Mỹ huy động ba trên sáu hạm đội đang hoạt động tham chiến là các Hạm đội 3, Hạm đội 4 và Hạm đội 7, với tổng cộng chín chiếc hàng không mẫu hạm, hai mươi sáu tàu ngầm hạt nhân, sáu mươi tàu ngầm phi hạt nhân, bảy mươi tàu khu trục cùng hàng nghìn tàu phụ trợ, ba nghìn máy bay chiến đấu trong đó có bảy mươi chiếc máy bay thuộc thế hệ thứ sáu NGAD, cùng với bốn trăm năm mươi chiếc tiêm kích bom đa nhiệm tàng hình F35.
Vương quốc Anh đóng góp bốn hàng không mẫu hạm, ba khu trục hạm, bốn tàu ngầm hạt nhân và chín mươi tàu chiến, tàu phụ trợ các loại. Ngoài ra còn có ba mươi máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu, bảy mươi máy bay Eurofighter Typhoon. Pháp đóng góp hai hàng không mẫu hạm, một trăm năm mươi máy bay chiến đấu đa nhiệm Rafale cùng nhiều tàu chiến, tàu hỗ trợ. Italy đóng góp hai hàng không mẫu hạm cùng mười tàu chiến và năm mươi máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon. Như vậy bên phía Liên minh huy động được tổng cộng mười bảy hàng không mẫu hạm, cực nhiều máy bay, tàu chiến và một triệu lính cho trận chiến trên Thái Bình Dương.
Bên phía Liên bang xét về tổng lực lượng thì không thua kém quá xa, nhờ tận dụng được Hải quân và Không quân của ba cường quốc châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, cộng thêm trang thiết bị đóng mới của Liên bang. Tổng cộng có mười lăm hàng không mẫu hạm, nhưng trong đó có tới mười chiếc loại nhỏ được hoán cải từ tàu khu trục thuộc lớp Izumo và Hyuga của Hải quân Nhật. Mười tàu ngầm hạt nhân, tám mươi tàu ngầm phi hạt nhân, một trăm tàu khu trục, ba nghìn tàu chiến và tàu hỗ trợ các loại, bốn mươi chiến đấu cơ thế hệ thứ sáu được hợp thành từ lực lượng không quân Trung Quốc trước đây và Liên bang, năm trăm chiếc tiêm kích. Tổng cộng bên phía Liên bang huy động được tám trăm nghìn lính thủy và phi công chiến đấu từ nhiều quốc gia thành viên khác nhau.
Bình biết rằng lực lượng Liên bang đông nhưng hỗn tạp, tâm lý chia rẽ, không có lực lượng nòng cốt, các chuyên gia quân sự giỏi nhất đã bị thải loại bởi yếu tố chính trị và tôn giáo, trong khi Liên minh có Hải quân và Không quân Mỹ là lực lượng dẫn đầu đóng vai trò chủ chốt, lãnh đạo, quân đội tinh nhuệ, thiện chiến, tâm lý vững vàng. Xét đến yếu tố then chốt quyết định thành bại của các cuộc hải chiến từ xưa đến nay là công nghệ, kinh nghiệm thủy thủ đoàn và số lượng trang thiết bị thì bên Liên minh đều vượt trội.
Đó là chưa kể đến yếu tố địa lợi. Điểm quyết chiến nằm rất gần đảo Honolulu, ở đây Mỹ có căn cứ Không – Hải quân Trân Châu Cảng – Hickam rộng 14 nghìn héc ta, cùng với Nhà máy đóng tàu và bảo trì, bảo dưỡng Trân Châu Cảng có thể tiếp nhận, sửa chữa các tàu chiến bị hư hỏng, cho phép các này quay trở lại chiến đấu. Honolulu đóng vai trò như một hàng không mẫu hạm siêu khổng lồ, tạo lợi thế cực lớn trong các cuộc hải chiến.
Trước cuộc đại chiến, hai bên đã có các cuộc đụng độ lẻ tẻ trên Thái Bình Dương với phần thắng tuyệt đối nghiêng về phía Liên minh, càng củng cố thêm nhận định rằng đây sẽ là trận chiến một chiều. Không có cách nào để một đội quân ô hợp như Liên bang có thể chiến thắng một đạo quân hùng hậu được đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất và khôn ngoan như Liên minh.
Mọi người đều tin rằng trận này Liên bang nhất định sẽ thảm bại. Các nhà lãnh đạo bên phía Liên minh liên tục bay đến điểm quyết chiến để xây dựng hình ảnh và úy lạo tinh thần chiến sĩ. Bắt đầu với việc Nữ hoàng Anh Elizabeth đệ Tam và cô con gái mười bảy tuổi Beatrice thực hiện chuyến thăm bất ngờ tới hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth bằng máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon. Ngay sau đó là Tổng thống Mỹ Henry Johnson và vợ là Emily Johnson hạ cánh xuống hàng không mẫu hạm Gerald R. Ford. Nữ tổng thống Pháp Jann Le Pen cùng chồng đáp xuống hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle. Thủ tướng Italia Giorgia Meloni, Vua và Hoàng hậu Thụy Điển, Vua và Hoàng hậu Tây Ban Nha cũng đều có các chuyến thăm gây chú ý tại tiền tuyến.
Khi các thông tin chiến tranh ngày càng dồn dập, Bình quyết định ngừng đến Thiên Cung mà ẩn nấp ở một căn cứ bí mật để tránh nguy cơ bị tấn công ám sát. Gã cũng ngừng việc quan hệ tình dục với phụ nữ để tập trung toàn tâm toàn ý vào cuộc chiến sẽ quyết định tương lai của Liên bang, vận mệnh của gã và toàn thể người tình của gã.
Thông tin truyện | |
---|---|
Tên truyện | Tột đỉnh giàu sang |
Tác giả | Final |
Thể loại | Truyện sex dài tập |
Phân loại | Đụ máy bay |
Tình trạng | Update Phần 373 |
Ngày cập nhật | 16/11/2024 11:55 (GMT+7) |