Truyện sex ở trang web truyensex.moe tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, tất cả truyện sex ở đây đều chứa nội dung người lớn, nghiêm cấm trẻ em dưới 18 tuổi.
Trang web mikashop.ru là trang web dự phòng của website truyensex.moe, truyện ở đây update muộn hơn so với truyensex.moe tầm một ngày.

Truyện sex » » » Phần 18

Mảnh đất lắm người nhiều ma - Tác giả Nguyễn Khắc Trường

Website chuyển qua tên miền mới là: truyensex.moe, các bạn nhớ tên miền mới để tiện truy cập nhé!

Phần 18

Mùng 5 tháng 5, tết giết sâu bọ, làng Giếng Chùa lấy lại khí sắc về sự no ấm của mình thật là tưng bừng. Nhà nào cũng đã gặt vãn. Lúa chưa tuốt hết, nhưng đã đưa về sân xếp cao như những bức thành. Công việc hãy bỏ đấy đã, hãy đánh chén đã! Vất vả, đói khát từ ra giêng đến giờ là đủ lắm rồi! Làng Giếng Chùa mà cũng phải đói thật lạ! Bởi vậy hôm nay rất có quyền được bù đắp.

Phải tự thưởng cho mình. Đã là phận anh phó thường dân thì chỉ có tự thưởng, chứ còn biết đợi ai dọn cỗ hầu mình! Vì thế mới sáng ra cả làng đã rậm rịch, lào xào, ì ới. Rồi tiếng gà, tiếng lợn quang quác, eng éc. Thôi nhé, đã đến giờ hoá kiếp cho chúng mày! Được đi qua con đường cửa khẩu mà lên làm kiếp người, sướng nhé! Đến non trưa thì sự ấm no đã lên đến cực điểm.

Tiếng cười nói ầm ầm trong các căn nhà. Mùi xôi mùi thịt nướng bay cứ lừng lên. Đàn ông thì mặt đỏ hơi men. Đàn bà mắt sáng long lanh, miệng cười hi hí! Trẻ con đánh no xong kéo nhau ra sông chia đỉa ba ba, bơi lặn đuổi nhau như một đàn rái cá. Hạnh phúc của người dân bình dị và gần gũi lắm. Vậy cớ làm sao thỉnh thoảng họ mới có một ngày thế này?

Ông Khừu hôm nay thì mấy ai dám bì! Theo đúng kế hoạch, con vàng đang tuổi cơm cớm được đưa lên dàn lửa! Chó non, rơm mới còn thơm nức mùi lúa, đốt lên ngọn lửa cứ đỏ tươi, thui chó sao mà hợp thế! Mùi hương của rơm cứ phảng phất trên làn da chó vàng ếch, có hậu lắm!

Trong lúc thằng Chánh đi gọi vợ chồng cô Cành là con gái ông bà Khừu làm nhà ở cuối xóm về ăn cỗ, thì ông Khừu sang tận nơi mời vợ chồng ông Hàm đến ăn thịt cầy. Nhưng nhà ông Hàm còn tổ chức giết sâu bọ còn kỹ lưỡng hơn. Ông Hàm bán con lợn ngót một tạ cho anh hàng thịt trên phố, với thoả thuận phải mổ tận nhà để ông lấy lại toàn bộ lòng sỏ và những cơ quan ngành dọc trực thuộc lục phủ ngũ tạng của ngài thủ trưởng hợi béo tới mức hàng ngày thủ trưởng không còn nghĩ ngợi được gì ngoài việc ăn rồi nằm thượt ra mà thở.

Lúc ông Khừu tới thì thấy Thủ và hai người khách lạ ngồi chuyện trò to nhỏ ở sa – lông. Ông Hàm với nét mặt quan trọng rỉ tai ông Khừu rằng cái ông tóc đã điểm bạc, mặt beo béo ngồi cạnh Thủ chính là ông Luân bí thư huyện uỷ còn người tre trẻ là phó ban tuyên huấn huyện uỷ, sẽ là trưởng đoàn công tác của huyện về đây tổ chức học tập nghị quyết của trên. Đoàn còn có hai người nữa, chiều nay sẽ xuống nốt. Vì hôm nay Thủ cũng ăn đụng thịt ở đây, nên ông Hàm bảo Thủ mời cả những vị khách quý cùng đến ăn bữa lòng sốt với gia đình.

– Học tập cái gì hả bác? Như hồi cải cách à? – Ông Khừu hỏi có vẻ chờn chợn.

Ông Hàm ra vẻ thành thạo:

– Không phải thế, mà chỉ những chân đảng viên mới học thôi. Nhưng cũng quần nhau ra trò đấy!

Vợ chồng ông Hàm cứ nài ông Khừu ở lại ăn tiết canh, thịt sống, rồi chiều ông Hàm sẽ sang nếm món rựa mận vốn là sở trường tài ba của ông Khừu. Đôi bên mời nhau rất nhiệt tâm. Đánh nhau chia thóc, mời nhau ăn cơm là thế! Tất nhiên ông Khừu không thể ở được, và đến chiều tối vợ chồng ông Hàm cũng không còn lòng dạ nào mà sang nhà ông anh cọc chèo để thưởng thức món rựa mận tuyệt vời của ông Khừu nữa.

Bởi một sự kiện đã nổ bùng ra giữa làng Giếng Chùa! Bắt đầu là tiếng ầm ầm ở nhà ông Phúc. Những tiếng nói cứ chen nhau, chồng đúp lên nhau, nhộn nhạo rối tung rối mù. Đằng xa xa không tài nào hiểu được người ta cãi cọ nhau, hay người ta vui đùa với nhau. Nhưng một người đàn bà cao, gầy, giọng rất vang, át hẳn những tiếng líu ríu khác, như quả pháo đùng cột dây pháo chuột, bà ta vỗ đét hai tay vào nhau, chân nhún nhảy. Rồi không chịu nổi nữa, bà lao ra cổng, đi hùng dũng giữa đường làng, con đường lát bằng gạch vồ Hưng Ký từ xửa xưa còn chắc khừ. Và lúc này tất cả làng đã nghe rõ tiếng the thé như xé vải của người đàn bà kia như đang thông báo điều gì. Đó là:

– Cha tiên nhân tam tứ đường đại đồng nhà nó! Đồ quạ tha ma bắt, đồ ăn gian nối dối, dám đổi trắng thay đen, giám vu oan giá hoạ cho chồng bà! Bà truyền bảo ba hồn chín vía cho hồn mày được biết: Quân điêu toa đi ngang về tắt, quen thói giăng hoa chim chuột, không chết treo chết chém thì cũng chết sông chết ngòi, chết đường chết xá, mưa sa gió dập đời mày! Ba vạn chín nghìn con âm binh quen đặt điều dựng chuyện cũng không cứu nổi cái tội mỏng môi hay hớt của m… à… y!

Cứ thế, choang choác, xối xả, chan tương, đổ mẻ dọc đường làng. Những lời nanh nọc chua ngoa có gai có ngạnh, nhưng lại lên cao xuống thấp, có vần có nhịp hẳn hoi. Chửi có bài bản, chửi như hát hay là thế! Và người chửi như đã chuẩn bị từ lâu lắm, bây giờ sự ấm ức giận hờn mới được bùng ra. Thế thì bà phải chửi đơn chửi kép, chửi chùm chửi lợp cho hả.

Tay bà vung, miệng bà gào cao vót. Khuôn mặt, gầy, hóp, cứng, người ta gọi là mặt gân, cứ tím tía lên phừng phừng. Đôi chân đi đất cung xoải bước phừng phừng. Bà đang thách thức muốn giao đấu, muốn tuyên chiến quá! Lửa khói trong lòng bà đang bốc ứ lên đây! Ngoài xuất chửi để bảo vệ cho chồng, bà còn đang chửi cho chính mình đây!

Thế bà là ai ghê vậy? Thì còn ai nữa! Bà là bà Dần, vợ ông Phúc, kẻ tình thù của bà Son!

Lúc này bà Son đang rang xào thức ăn còn lại sau hai bữa trưa và chiều. Mỡ reo xèo xèo trong chảo. Buổi trưa sau bữa ăn thịnh soạn giữa gia đình với những vị khách quý trên huyện, thì đã đứng bóng. Đang ăn chuối tráng miệng, chợt hai bố con ông Long, tức người em kế sau ông Hàm, từ trên khu gang thép về chơi. Ngồi chuyện trò một lúc, rồi bà Son lại vào bếp nấu nướng thết bố con ông Long. Khi Thủ và hai vị khách trên huyện đi gặp Xuân Tươi để bàn việc họp chi bộ buổi chiều, thì hai anh em Hàm – Long lại tiếp tục ngồi vào mâm.

– Cái vụ lôi thôi của bác thế nào rồi? – Lúc chỉ còn lại hai người, ông Long mới rụt rè hỏi. Vì ông Hàm cấm chỉ những người trong nhà không được bép xép những chuyện bê bối với họ hàng ở xa, nên ông Long chỉ nghe hóng qua những người làng lên đấy.
– Có gì mà lôi thôi! – Ông Hàm tợp một hớp rượu nếp cái giọng đến là khủng khỉnh, kẻ cả – Bây giờ thì không phải tôi, mà anh em nhà bác Phúc sẽ lôi thôi to! Lần này thì cứ là hết chỗ ăn nói! Mất Đảng thì còn biết nói vào đâu? Không được họp hành chửi xó bếp ai nghe? Chửi xó bếp tức là chửi mình! Ngẫm ra chú Thủ nhà ta khá? Nó đánh chắc là kín tiếng lắm! Phàm đã làm quan chức thì anh nào cũng đáo để cả! Và nó đã trị nhau thì trị hiểm hơn dân thường nhiều? Việc vừa rồi mà xong xuôi được là nhờ chú Thủ cả đấy! Trên huyện quý chú ấy lắm. Chú có để ý thấy ông Luân bí thư mà cứ nói chuyện với Thủ nhà mình như bạn bè không? Đời các chú không biết, chứ quan hàng huyện ngày xưa chứ có phải thường đâu.
– Thế thì em cũng mừng. Có chú Thử ở nhà thật yên tâm – ông Long đã gắp miếng cổ hũ đưa lên, nhưng chưa ăn, ngước nhìn. Ông Hàm xúc động:

Khi hai anh em xong bữa thì đã quá chiều. Đào và người đàn bà làm thuê kéo xe đi chở nốt mấy xe lúa cuối cùng. Bố con ông Long đi thăm họ hàng. Bà Son lại dọn dẹp. Còn ông Hàm thì có quyền tự phân công cho mình là đánh một giấc tới bao giờ thì tới!

Giữa lúc ông làm nằm ườn trên chiếc giường gỗ lát chân quỳ, ngáy pho pho thật vui vẻ, thì cuộc họp chi bộ ngoài nhà mẫu giáo đang tưng bừng như lửa. Bước vào cuộc họp, Xuân Tươi làm phần việc của người chủ nhà là giới thiệu khách và thành phần đội công tác của huyện rồi anh nói ý nghĩa, mục đích yêu cầu và từng bước tiến hành việc triển khai nghị quyết 04 ra sao để mọi người thảo luận, sau đó đến phần nội dung sẽ do trưởng đoàn công tác của huyện chủ trì.

Nhưng không biết từ đâu, người ta đã thì thầm với nhau là trước khi vào họp là Xuân Tươi dang giữ một lá đơn kiện về một vụ xì – căng – đan rất là tầm cỡ. Lời qua tiếng lại thành công khai, rồi chính ông Tính, chồng bà Lộc, em rể ông Phúc vốn là một quản đốc ở lò cao khu gang thép mới về hưu, nhưng tính khí vẫn nóng nảy như một anh háu ăn, có miếng nào ngon là đả liền! Ông Tính đề nghị Xuân Tươi cho công bố lá đơn để chấm dứt sự bàn tán mà ông nói là sặc mùi doạ nạt của một thời chiến tranh lạnh?

Thế là quên cả mục đích yêu cầu của cuộc họp, quên cả bí thư huyện uỷ và đội công tác của huyện đang ngồi đấy, Xuân Tươi trở về đúng cái nếp tuỳ tiện luộm thuộm và hay bị động của mình như những cuộc họp trước đây. Chưa ai kịp ngăn, thì anh đã rút lá đơn làm Xuân Tươi cứ ngứa ngáy không yên! Y như ông Khừu có be rượu trong túi mà lại không được uống thì chịu làm sao! Phải nhắp, mà phải có nhiều bạn hiền cùng thưởng mới vui. Lá đơn xôm trò như thế mà lại bắt đọc một mình thì Xuân Tươi chịu sao nổi! Chưa đọc hết, ông Phúc đã chồm dậy hét tướng lên:

– Bố láo! Vu cáo! Vu khống! Cái đơn này có từ bao giờ? Chữ của ai? Ai đưa cho anh? Tôi phải xé xác đứa nào…

Người ngồi bên phải kéo áo ông Phúc. Nhưng những người thuộc đường dây của chi họ Vũ Đình đã nhao nhao giơ tay, rồi không chờ chủ toạ cho phép, đã nhấp nhô đứng dậy. Thì những người thuộc phe cánh của chi họ Trịnh Bá cũng không chịu lép trong đấu tranh nghị trường, cũng hoa tay đúng lên. Chỉ có Thủ là vẫn ngồi im, và bên kia là Tùng cũng ngồi thuỗn ra ngơ ngác đến bàng hoàng.

Một người im lặng vì hơi bất ngờ trước những phản ứng quyết liệt của đối phương. Cứ tưởng sau tiếng nổ của quả mìn này, đối phương chỉ còn biết thanh minh yếu ớt trước sự chứng kiến của những người được gọi là tai mặt của cả làng Giếng Chùa và anh chỉ cần ngồi im lặng hưởng thành quả. Đó là Thủ. Còn người im lặng thứ hai thì thực sự chưa hay biết tí gì, nhưng đã lờ mờ thấy là có sự chưa hay biết tý gì.

Đó là Tùng. Thế lực cả hai bên ầm ĩ đã đến mức không ai chịu ai. Xuân Tươi lúc này giống như một cô thống non tay trước một đoàn âm binh đáo để, không còn biết dẹp yên bằng cách nào. Xuân Tươi bối rối nhìn bí thư huyện uỷ, mồ hôi cứ vã ra. Ông Luân đang ngồi ở hàng ghế đầu lên đựng bật dậy, quay lại nhìn mọi người với bộ mặt vô cùng đau khổ như chính ông bị chơi khăm, như chính ông bị lôi vào đồng loã trong việc đấu đá này.

– Cá đồng chí? Các đồng chí có còn là những đảng viên nữa hay không? Đây có còn là cuộc họp đảng nữa không? Hay là một sới vật của những phe cánh?

Mọi người theo nhau ngồi xuống, nhưng mắt vẫn long lên, bắn những tia sắc nhọn sang nhau. Và thật là nhanh như tên bay đạn bắn, cuộc họp chưa xong, các đảng viên chưa về đến nhà, nhưng cuộc đấu khẩu vì cái đơn kiện kia đã như một đàn liếu điếu thóc mách bay báo tin khắp các ngõ ngóc rồi. Tất cả nội ngoại chi họ Vũ Đình chạy bổ đến nhà ông Phúc, mắt người nào người nấy cứ xếch khéo cả lên, trông rõ hốt!

Cả đến Quý, vốn là người ngại sinh sự, mà cũng nhớn nhác chạy đến để xem hư thực thế nào, chứ chả nhẽ ông trưởng tộc của chi họ Vũ Đình lồng lộng như thế lại hoá đổ đốn như vầy? Chờ mãi ông Phúc vẫn chưa về. Bỗng thoáng thấy bóng Đào Văn Quang, tức Quàng đi lui cui ngoài bờ găng, bà Dần gọi giật vào.

– Họp tan rồi, nhưng bác Phúc với bác Tính còn ở lại làm việc với cụ Luân và đội công tác của huyện. Cả bác Thủ cũng chưa về. Phen này thi cứ là ra bã!
– Ai ra bã?

Quàng lại chum chúm cái mồm phễu dầu ra điều bí mật: Thì cứ biết là ra bã!

Mọi người kéo Quàng vào nhà bắt kể tỉ mỉ về cái đơn kiện kia. Vừa nghe thủng câu chuyện, ai cũng tranh nói như cãi nhau. Đang lào nhàu thì bà Dần, đúng là khí phách của người cầm tinh hổ, như con cọp cái nhảy thách lên, lao ra ngõ và bài độc tấu đầy tính chất cổ truyền, nhưng lâu nay rất ít người dùng, vì bây giờ người ta yêu nhau và ghét nhau đều là tiết kiệm lời lắm! Thời đại mì ăn liền, cần gì là làm luôn thôi! Nhưng mặc! Lúc này bà Dần cứ kế thừa và phát huy bài dân gian đã bị lãng quên với tất cả sự chất chứa và sôi sục của mình:

– Cha đẻ mẹ thằng đàn ông, con đàn bà nào quen bán không quen chịu, quen vay đầy giả vơi đã đẻ ra đứa con có mồm mà nói điêu, có mắt mà nói mò là mày…

Bà Dần vẫn khăn vuông vắt vai, một tay chống sườn, một tay vung vẩy, cứ mỗi bước đi ngón tay trỏ cong khoằm như mỏ vẹt lại mổ đốp ra phía trước. Bà cứ phăm phăm dọc đường chính mà tiến. Con đường bổ làng ra hai nữa. Nên các ngõ ngách đêu nghe rõ mồn một bài độc ca của bà. Xem ra bà còn trường hơi và trường vốn về loại dân gian cổ truyền này lắm!

Đào vừa kéo xe lúa lệch kệch về tới sân, đã gọi giật giọng tức tối:

– U ơi! U đâu rồi? Cả làng người ta đang nói dăng dăng là bà Phúc đang chửi u đấy! Sao nhà mình lại ru rú thế này? U đâu rồi.

Đào sồn sồn lên. Cô bỏ xe lúa giữa sân, quần ống thấp ống cao, mặt chín lịm, nóng nảy đi thẳng đến buồng bà Son vì thấy cửa mở hé. Đào bỗng đứng khứng lại khi thấy bà Son nằm úp mặt xuống gối, đôi vai cứ rung lên.

– U! Sao u không ra cho cho con mẹ ấy một trận? U không nghe thấy gì à? – Đào vẫn gắt gỏng.

Bà Son không ngửng lên, đôi vai càng rung mạnh và tiếng ngàn ngạt nhòe ướt:

– Biết rồi! Nghe hết rồi! Nhưng làm gì được người ta, vì người ta đúng con ơi!

Mặt Đào đang bừng đỏ bỗng tái đi. Chiếc liềm trong tay cô rơi đánh seng xuống nền gạch. Ông Hàm từ ngoài vườn vào, đưa cái nhìn lầm lầm:

– Khóc với lóc gì, đi nấu cho tôi nồi chè. Còn con Đào rửa chân tay rồi đi gọi chú Thủ sang đây có việc. Phải gang họng chúng nó chứ dám láo à!

Đoạn, ông Hàm lại ngồi xuống đi – văng thông điếu bát. Khuôn mặt ông đã ngấm dần hơi men, giờ thêm nỗi bực càng gân guốc cương quyết. Hai mẹ con bà Son lẳng lặng đi làm theo sự phân công của ông lãnh chúa. Cả người đàn bà làm thuê cũng đi lại rón rén, sẽ sàng xếp từng lượm lúa ra sân. Vừa mới lúa sáng trong nhà ngoài sân tưng bừng là thế, mà bây giờ tất cả đã cụp xuống như cái cây xấu hổ có người chạm vào.

Đào vừa ra tới ngõ thì Thủ đã đến. Rồi Cao ép người trong chiếc quần bò ống côn và chiếc áo phông, trước ngực in hmh một người phóng hon – đa hùng hổ giống hệt Cao ngồi trên chiếc Ba – bét cá ươn của anh.

– Nó chưa chịu à? – Ông Hàm phà khói thuốc phủ mờ cả mái đầu muối tiêu hỏi giọng khàn khàn.

Hai chú cháu Thủ Cao xoay xoay chén nước trên tay, mặt hơi tẽn tò như người thua vật. Thủ bảo Cao: Xuống gọi bá lên đây, rồi đưa mắt nhắc ông Hàm về người đàn bà làm thuê đang lúi húi xếp lúa ngoài sân. Biết ý, ông Hàm ra cửa nói:

– Chị ra vườn múc nước từ dưới ao lên tưới cây cho tôi. Ô doa tôi để ngoài ấy rồi.

Người đàn bà ngửng lên rụt rè, nhưng chị thừa biết gia đình không muốn cho chị tò mò vào những chuyện riêng tư của họ. Nói cho mà biết, đây không lạ nhé! Nhưng chị vẫn hỏi lễ phép:

– Thưa ông, hôm nay không tuốt lúa ạ?
– Thôi còn ít để mai tuốt rồi phơi phóng một thề.

Vừa lúc ông Long cũng hớt hải về. Bà Son cầm chiếc khăn ướt vừa lau mặt, vừa se sẽ ngồi xuống như tự đưa mình vào bẫy một lần nữa.

– Có một việc thế này, nói để bá biết trước, không có gì phải lo – Thủ lên tiếng chậm rãi:
– Anh em ông Phúc yêu cầu đối chất người viết đơn, tức là bá đấy! Thì cứ đối chất! Bá cứ nói y như hôm trước đã viết.

Bà Son hốt hoảng:

– Thế tôi phải ra chỗ họp của các chú à?
– Bá ra trước khi vào họp. Lúc ấy chỉ có đội công tác của huyện và một vài người ở đây. Bá cứ nói cứng là cái đơn do bá tự viết chứ không ai xui, ai ép. Bá nói xong, bá về, còn lại chúng em sẽ lo.

Cao xen vào:

– Theo cháu vẫn nội dung ấy, nhưng bá phải nói sao cho càng cụ thể, càng tỉ mỉ bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu.

Bà Son lau khuôn mặt đỏ như người sốt, tiếng đã như rên:

– Nhưng chuyện không có thì biết nói thế nào? Có bé xé ra to làm sao! Hôm trước tôi đã bảo cứ vu cho người ta là không xong đâu.

Ông Hàm nóng nảy cắt ngang:

– Lúc này còn to với bé gì! Các chú ấy đã bảo làm thế nào thì cứ làm thế. Mình những ba người mà chịu à! Còn tôi đây, chưa cần ra tay đâu! Để xem các chú làm thế nào đã! Không xong thì tôi sẽ có cách!

Bà Son càng tái người, giọng tức tưởi.

– Hôm trước bắt tôi đi gặp người ta cũng bảo chỉ cần một lần thế thôi, rồi còn lại các chú sẽ lo hết. Việc đã được đến thế, mình đã tai qua nạn khỏi, thế mà lại còn bắt tôi viết đơn viết từ cũng bảo đây là lần cuối. Giờ lại bắt tôi phải đi cãi lý cãi lẽ với người ta…

Bà Son chưa dứt lời, Đào đã từ trong buồng xấn xồ đi ra, chao chát:

– Đi đâu thì đi, làm gì thì làm, nhưng cứ để người ta réo chửi khắp đâu làng cuối xóm, mà mình cứ im thin thít thì chẳng còn ra gì đâu?

Ông Hàm quay lại hét lên:

– Câm ngay mồm! Đây không phải việc của mày!

Đào lui vào, vẫn còn lầu bầu:

– Mai nhà ấy còn chửi mà vẫn không ai dám làm gì thì khắc biết tay tôi!

Ông Long ngồi rin từ nãy đến giờ lúc này mới khẽ kháng lên tiếng, đúng bản tính của người dĩ hòa vi quý:

– Chú Thủ xem có cách nào bớt căng thẳng, bớt phiền đến bá không?

Thủ đã hơi xẵng:

– Bớt căng, bớt phiền thì chỉ có xin đầu hàng! Còn muốn sống cho sống ở làng này thì nó căng một, thì mình phải căng hai! Vì chỉ người có lý mới dám căng, chứ phải nhún, phải nhịn trước mắt mọi người là yếu thế rồi! Thôi không bàn nữa, sáng mai lúc nào chú Cao gọi thì bá đi. Không nói được tỉ mỉ thì cứ nói như cái đơn. Sau đó Cao sẽ nói thêm, nghe chưa? Cứ theo những điều trong đơn mà phát triển ra! Còn việc vợ ông Phúc vác mồm chửi đổng rồi sẽ xử vào tội đảng viên mà để vợ con gây rối loạn.

Dứt lời. Thủ đứng dậy bước ra sân. Cao cũng nối gót ngay. Bà Son đưa cái nhìn nhòe ướt sang ông Long, người hiền lành chân chỉ hơn cả trong số anh chị em ở nhà chồng. Bà kể lể:

– Đấy chú xem, cái thân tôi trăm dâu đổ đầu tằm. Từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ chưa dám hại ai chưa ăn bớt của ai một xu một sang, thế mà giờ ra đường bị người ta chửi là điêu toa, về nhà thì hết chồng đến anh em giày vò xui khiến! Tôi có liên quan gì đến cái việc thù hằn tranh chấp của họ này họ kia, mà làm tình làm tội tôi đến thế!

Ông Hàm lại e hèm:

– Thế bây giờ bà là người của họ nhà nào? Nó định bôi gio trát trấu vào họ Trịnh này, dắng lại không liên quan đến bà?
– Ai dám bôi gio trát trấu vào họ Trịnh? Họ chỉ bôi gio trát trấu vào tôi thôi! Vì họ Ngô không có đàn ông đàn ang nên mới khổ thế này? Nhưng đừng có bắt ne bắt nét người ta quá. Bắt tôi phải đối chất đối chát trước bàn dân thiên hạ thì tôi khắc tung hê hết lên! Ra sao thì ra, đến đâu thì đến! Nói dối một lần, chứ nói dối mãi lại không phải tội rụt lưỡi vào.

Ông Hàm tái mặt, cố gìm giọng nói nho nhỏ, nhưng rõ ràng là ông đã muốn rít lên:

– Bà định phản lại họ hàng phải không? Định vào hùa với anh em nhà Phúc phải không? Tôi chưa hỏi hết tội đâu! Liều liệu mà ăn nói, chứ không thì không có đường về đâu!

Bà Son vùng đứng dậy, tiếng vỡ ra oan ức:

– Thế tôi có tội tình gì? Tôi chẳng phản ai, chẳng vào hùa với ai. Chỉ có người ta vào hùa với nhau phản tôi thôi! Chẳng phải dọa, đến nước này thì tôi chẳng còn thiết gì suất!

Bà ôm lấy mặt bước xuống sân. Đào từ trong buồng lao ra gọi giật:

– U! U đi dâu?

Bà Son dằn dỗi:

– Cả cô nữa, để cho tòi yên! Còn đời cô đấy, đừng để ai buộc ai ép!

Ông Hàm đang vê thuốc nạp vào đầu bát. Nghe bà Son tức tưởi nói vậy, liền quay phắt ra: Quát lớn:

– Đào! Vào nhà ngay? Để u mày đi đâu thì đi! Ai buộc hả? Ai ép hả?

Môi ông Hàm run lên. Một cái gì âm thầm sâu xa bỗng bị động động chạm. Có phải đó chính là tiếng kêu của cô Son rằng mình bị buộc, bị ép lấy anh Hàm thợ mộc đấy không? Ông định nói một câu phủ miệng, nhưng bà Son đã đi như lao ra đồng rồi. Ông Hàm đứng dậy, gù gù cái lưng đi đi lại lại, hầm hè như chính bức tranh hổ thân từ trên bàn thờ đang nhìn xuống kia.

– Kìa bác, để bá ấy đi đâu? – Ông Long càng hốt hoảng nhớn nhác. Ông chợt nhớ tới buổi sáng vừa thò mặt ra cổng đã gặp ngay một cô bụng chửa phưỡn ra, thảo nào chuyến về chơi này của ông xúi quá…

Ông Hàm lầm bầm:

– Lại sang bà Cả chứ đi đâu.

Đúng thế Bà Son còn có nơi nào để than thở nữa. Nhưng vừa ra tới cổng, thì đã thấy bà Cả đang xầm xầm đi vào. Xưa nay bà Cả rất ít khi sang đây. Có gì cần gọi em gái thì sai con sang. Nhà ông Hàm có cỗ có bàn sang mời, thì chỉ mình ông Khừu đi, trẻ con không được đi theo. Bà nói thẳng là bà không ưa cái tính cậy tiền, cậy thế ta đây, lúc nào cũng vênh vênh như bánh đa nướng của anh em ông Hàm. Bây giờ bà đùng đùng sang thế này là có chuyện rồi!

Bà Cả bỗng đứng sững lại nhìn em gái. Thấy mặt mũi như tàu dưa héo nước mắt sâm sấp quanh mi, thế là đủ biết những gì đã xảy ra với dì ấ.

– Dì đi đâu? Đến tôi hả? Khoan đã – Bà Cả hỏi, tiếng cứ rang rang. Khuôn mặt gân guốc, góc cạnh của bà càng dồ lên đanh đá. Lúc ngang chiều nếu bố con ông ông Khừu không giữ lấy bà, thì bà đây nhảy ra xé nhau với vợ ông Phúc rồi. Bây giờ có phần bình tĩnh lại, bà quyết phải dẹp từ cái gốc. Cái gốc ấy chính là từ đây.

Vừa thấy ông Hàm đang đứng lừ lừ trên thềm, bà Cả dừng lại giữa sân, một tay chống nạnh. Một tay chòi chòi lên nhà:

– Tôi nói cho dượng biết nhé, làm thế nào thì làm, ngày mai mà con mẹ Dần còn réo thầy u tôi, réo em tôi ra chửi, mà anh em nhà dượng vẫn im như hến là không với tôi đâu! Cứ cái kiểu người ăn hết, kẻ đào giun là không được đâu! Quít làm cam chịu em tôi nó nghe anh em nhà dượng xui khôn xui dại, để bây giờ rước vạ vào thân. Tình nghĩa vợ chồng, mà dượng để vợ mang tai mang tiếng thế à?

Nỗi mặc cảm sâu xa của ông Hàm vừa bị bà Son động chạm, bây giờ có cớ bùng ra. Ông Hàm cũng vung tay hét lên:

– Bà đến đây sinh sự phải không? Bà có biết đây là đâu không? Đây không phải là xó bếp nhà bà. Đây là chốn gia giáo, chớ không phải là nơi cáo tha! Bà đứng mang cái thói…

Vậy là ông Hàm cũng đã chọc vào nỗi uất ức âm thầm của bà Cả. Bà vỗ đét hai tay vào nhau, chân dậm bành bạch như lên đồng, miệng chu chéo:

– A a a! Ông bảo cái thói nhà tôi thế nào? Ông báo họ hàng nhà tôi là cáo tha à? Ối cha mẹ ơi! Về đây mà nghe người ta vừa được ăn, lại vừa được chửi đây này, cha mẹ ơi!

Ông Long luống cuống lao từ trong nhà ra, dang tay ngăn bà Cả vừa khóc lóc kêu gào, vừa sấn lên chỗ ông Hàm như quyết đấu một phen!

– Thôi em xin bá? Em xin bá! Em xin…

Ông Long rối rít. Đôi bên đùn đẩy nhau cứ như kéo cưa lừa xẻ? Náo loạn cả lên, làng xóm đã rậm nịch kéo đến. Phải một lúc lâu bà Cả mới rút khỏi ra sân nhà ông em rể quý hóa như một đô vật rút khỏi sới trong keo đấu không thua không thắng!

Bà Son theo bà Cả đi ra ngõ. Suốt cuộc náo loạn: Bà Son cứ ngồi ở góc sân khóc tức tưởi. Hai chị em, kẻ trước người sau đi trong bóng tối đã nhọ mặt người. Hàng xóm lắc đầu bảo nhau: Rõ tội họ Ngô, giá có đàn ông thì hôm nay ông Hàm cứ là om xương!

Về đến nhà vẫn thấy ông Khừu ngồi gật gù trên chiếu trải ở góc sân, cứ như ông vẫn ngồi đấy từ hôm qua, hôm kia! Trước mặt mâm thịt chó cũng đủ gần hết các món như bữa trưa. Đây chính là mâm để dành cho vợ chồng ông Hàm và mẹ con cô Cành. Vợ chồng ông Hàm đã vậy, cả mẹ con cô Cành cũng chưa thấy sang. Lúc nẫy nghe bà Cả um sùm bên nhà ông em cọc chèo mấy đứa con chạy bổ sang. Ông Khừu cứ ngồi rung đùi vì ông hoàn toàn tin cậy vào mọi khả năng của bà Cả. Bắt nạt ông còn được, chứ định bắt nạt vợ ông thì hóc đấy.

– Mẹ nó mấy dì về ăn cơm, cãi nhau làm quái gì cho mỏi mồm! – Ông Khừu quay ra, giọng lè phè bất cần.

Chị em bà Cả đi rửa mặt, rồi ngôi vào mâm, nhưng không ai muốn ăn. Bây giờ bà Son mới kể và dặn vợ chông bà Cả không được nói lại với ai, là ngày mai mình phải đi đối chất đối chát với anh em nhà Vũ Đình. Thế là bà Cả lại sồn sồn lên:

– Dì sợ cái gì? Cứ để đấy tôi. Giá biết từ lúc nãy tôi đã đốp cho một mẻ. Cái thói anh em nhà ấy là chỉ muốn ngồi mát ăn bát vàng.

Bà Son lắc đầu mệt mỏi. Vừa nói chuyện với vợ chồng ông Khừu, bà Son lại vừa thầm nói với mình. Càng nói, bà càng thấy mình như con cá bị vây bủa. Không đơn giản dứt khoát được như bà Cả nói đâu. Còn nhiều điều sâu kín trong quan hệ vợ chồng, những thỏa thuận ngầm giữa bà với ông Hàm, những ấm ức luôn soi réo trong lòng ông Hàm, bà Son không thể nói cho chị gái nghe được.

Chỉ có nằm trong chăn, nằm trong rọ như bà mới thấy hết sự khốc liệt đang đôn đuổi, ép buộc bà. Không, bà không thể làm theo ý mình, và bà Cả không thể làm thay bà được đâu. Anh em ông Hàm đã quyết cái gì thì không ai có thể lay chuyển. Bà không thể trái lời. Sáng mai cứ thử làm hỏng việc của họ xem, sấm sét sẽ nổi lên ngay! Cái số bà thày tướng đã nói lâu rồi, trời đã cho một tí má đào. Nhưng cả đời là buồn nhiều hơn vui.

Ngày cô Son đang dậy thì, nghe dân làng rì rầm con gái mình có chuyện trăng gió, ông Cả Ngói, tức bố bà Cả, bà Son, vì ông sống bằng nghề đốt gạch ngói, khi có đứa con gái đầu thấy nó xấu xí, nên cứ gọi quấy quá là con Gái. Khi có em là cái Gái cả: Chị Cả. Ông Cả Ngói đã sang tận Đáp Cầu mời thầy tướng về lập lá số tử vi cho Son. Cơm gà cá gỏi đến ba ngày, vợ chồng Cả Ngói phải cố nặn óc nhớ ngày giờ sinh của Son để thầy lập bảng ứng với những sao thiên lương, thiên tướng, tuần tuần triệt triệt, đường ngang, nét dọc cứ như trận đô bát quái. Rồi thầy chọn giờ linh vào sáng sớm, không ăn, không uống cho người thoát tục, giở sách thánh để giải mã những bí mật về cuộc đời của người con gái sắc nước hương trời vào bậc nhất làng Giếng Chùa lúc ấy. Lá số đẹp, xấu thế nào? Không biết. Chỉ thấy tiễn thầy tướng đi rồi, ông Cả Ngói đăm chiêu tư lự lắm. Chính lúc ấy ông Hoành đến dạm hỏi Son cho cậu Hàm. Vợ chồng Cả Ngói gật ngay. Ông đe Son khi thấy cô làm mình làm mẩy: Bỏ qua dịp may này là mày chỉ có đi làm lẽ thôi con ạ? Rồi nghe nói ông còn bảo riêng với bà là hậu vận của Son còn nổi chìm lắm, không khéo đến chết cũng nằm không yên! Không yên là thế nào? Bà hỏi, nhưng ông chỉ khoát tay một cách bí hiểm.

Ngày ấy Son không mảy may tin vào chuyện bói toán, cô còn cho là mấy người đã thông đồng lập mưu để ép cô lấy anh em thọt kia. Còn chuyện hậu vận mãi sau này nghe mẹ nói lại, Son vẫn nghĩ đấy là lời đe để chị phải sống yên ổn với anh Hàm. Hôm nay bỗng dưng những lời đoán định kia chợt sững dậy trong tâm trí bà Son. Trong lúc lòng dạ đang rối bời, đầu óc bà bỗng lấn bấn với những lời xưa nay vẫn cho là vẩn vơ không căn cứ.

Bà Son không biết bà Cả nói những gì nữa. Người bà cứ chộn rộn chuyện xưa chuyện nay chồng chéo rối rắm. Đến khi bố con ông Khừu đã ngủ lăn lóc, bà Cả ngáp ngắn ngáp dài, bà Son mới ra về. Xưa nay vẫn thế, có chuyện gì vui buồn, chị em đều gặp nhau nhưng không bao giờ bà Son ngủ lại. Chính điều ấy làm ông Hàm rất yên tâm. Bà Cả vừa giũ chiếu vừa dặn em gái:

– Mai dì cứ ở nhà, có gì bảo cái Hoa sang gọi tôi. Đã đến lúc phải cho cái nhà ông Thủ ấy biết điều. Không hơi sức đâu phải cầm buồi cho kẻ khác đái!

Bà Son kéo bó tre gai mà ông Khừu vẫn dùng ráp cũng ban đêm, bước ra đường. Trăng đầu tháng đã lặn. Làng ngủ thiếp. Đường tối nhờ nhờ như hư như thực, như đã lạc vào chốn mê cung mê lộ nào. Người châng lâng, đầu óc cũng chầng lâng, đôi chân bước thập thòm như bị đẩy bị hút về phía trước. Cứ đi, không để ý xuôi ngược xung quanh. Cứ đi, cô đơn, vô định.

Thình lình một cái bóng đen thui, to phềnh phàng như một khối bóng tối từ bụi cây thừng mục nhảy ra. Bà Son vừa ớ lên thất kinh, chưa kịp nhận ra cái gì, thì một miếng vải mưa đã xòe ra chụp cứng lấy đầu lấy cổ bà. Rồi phắt một cái, hai chân bị hất khỏi mặt đất, cả người bà như bay bổng lên, nằm gọn trên vai không biết của người hay quỷ mà khỏe thế. Rồi như hùm vác lợn, tên bắt cóc chạy huỳnh huỵch vào rào xuống cánh đồng trũng phía bên kia đường. Bà Son đang á á ú ú trong miếng vải mưa bùng nhùng, thì bà đã bị hất người xuống một đống rạ vừa cắt, và tên bắt cóc nằm đè ngay lên. Một thứ giọng mũi vừa nói vừa nghiến răng trèo trẹo:

– Phúc đây! Phúc đây! Này thì nói điêu này! Này thì vu vạ này!

Cùng với những tiếng dằn giọng, một tay của kẻ cưỡng đoạt càng bịt chặt miếng vải mưa trên mặt bà Son, còn tay kia tốc ngược áo lên tận cổ rồi hắn kéo đánh sọt chiếc áo con bên trong. Hai quả phật thử mõm mềm, nhưng còn rất mẩy, chảy thõng, trắng nhảy nhược đến hoa cả mất thằng gian. Hắn vừa véo một cái vào đấy như quạ mổ, thì bỗng một tiếng quát nhỏ chỉ vừa đủ nghe:

– Này này này!

Thằng gian gầm một tiếng trong cổ họng, đẩy dúi bà Son một cái, rồi nhảy lên bờ vùng bỏ chạy. Nhưng kìa lạ không? Thằng gian trượt chân xuống một ổ gà, đang lảo đảo thì người bắt được kẻ gian lại đỡ vội lấy vai hắn, rồi cả hai cùng cúi rạp lưng phóng vùn vụt như hai mũi tên bay là là trên cỏ mất hút vào rặng cây đỗ ma mọc hoang um tùm cạnh rừng bạch đàn.

Tất nhiên bà Son không thể nhìn thấy cảnh đó. Khi bà lồm cồm kéo áo đứng được lên, thì bốn bề đã im như tờ, như chưa hề có chuyện gì xảy ra. Bà gạt tấm vải mưa, xéo chân lên giận dữ rồi hào hển nhảy lên đường, miệng vừa rên hư hư, vừa chạy như ma đuổi ma ám.

Bà Son không chạy về làng, không chạy về nhà, mà chạy thẳng ra phía đồng Chùa. Nỗi uất ức, sự chán ngán đến cực điểm vì bị làm nhục. Kẻ bị vu vạ và người được vu vạ đều hùa vào làm nhục mình, khiến bà Son không còn thiết gì, không còn sợ gì nữa. Bà cứ chạy, chạy như mê như mụ. Cánh đồng mờ mịt hơi sương. Trong lòng, trong trí bà Son cũng đang mù mịt tựa khói ám. Đôi chân chạy như bị xui bị khiến. Có tiếng nước chảy ồ phía trước. Bà Son hào hển lao tới, như đấy là nơi giải thoát duy nhất đang chờ đón!

Đấy chính là chỗ vai cày bờ sông!

Đúng lúc này cuộc họp chỉ riêng những người đàn ông quan trọng của chi họ Vũ Đình cũng vừa kết thúc. Tùng kiếm cớ không biết uống rượu rồi chào ông Phúc và hai ông dượng là chồng bà Lộc, bà Tài, rồi lẳng lặng ra về, lòng nặng trĩu.

Lúc tối, ăn cơm xong được một đỗi, thì ông Phúc sai con sang gọi Tùng đến. Tới nơi đã thấy ông Phúc và chồng bà Lộc, bà Tài đang ngồi uống nước suông chờ Tùng. Vừa chỉ ghế cho Tùng ngồi, ông Phúc nói ngay rằng cuộc đấu khẩu đấu trí ngày mai chỉ cần bốn người này là đủ chứ không trông chờ gì vào hai anh chàng Bính và Lương là hai người họ hàng bên ngoại đã được chính ông Phúc dìu dắt vào đảng từ ngày ông còn tí chức tí quyền.

Nhưng vì bây giờ Bính vẫn làm thủ kho và Lương vẫn được làm chân chạy vật tư, cả hai đều bị xì xào là chấm mút cũng ác chiến nên bây giờ hai anh chàng cứ chơi bài ngậm miệng ăn tiền! Người không động đến ta, thì ta không động đến người! Ông Phúc nói, ngày mai lúc đối chất với bà Son và Thử chỉ cần ông và ông Tinh chồng bà Lộc là đủ. Nhưng đến khi vào họp chi bộ thì tất cả nhà ta phải lên tiếng để bảo vệ, thanh danh cho dòng họ.

Đây là trách nhiệm của mỗi người khi đứng trước nguy cơ bị kẻ khác bôi bẩn! Còn những mắc mớ nhỏ nhật trong nhà với nhau, lúc này phải dẹp đi, nghĩ đến cái lớn trước đã. Ông Phúc nói, ông đã dồn Thủ trước mặt bí thư huyện ủy lúc chiều, ngày mai phải tiếp tục cho hắn biết thế nào là lễ độ trước tất cả tai mắt của dân làng.

Còn Tùng – ông Phúc quay sang Tùng – cậu biết anh có cái khó của anh. Còn trẻ, lại là đảng ủy mới, không muốn người ta dị nghị là cục bộ hẹp hòi, nên nhiều cuộc anh phải im lặng. Nhưng đến lúc này im cũng chẳng được! Phải có chính kiến, phải bảo vệ chân lý!

Tùng nắm lấy câu nói của ông cậu:

– Vâng, cháu sẽ đứng về phía chân lý! Cháu không ngờ chuyện lại nổ to ra đến thế. Ngày mai nghe đôi bên trình bày, rồi cháu sẽ có quan điểm đúng đần của cháu.

Tùng nhìn ba người bề trên của mình, mặt mũi ra dáng đắc thắng lắm, anh hỏi nhỏ:

– Nhưng nếu ngày trai bá Son không chịu ra đối chất thì sao?

Ba ông bỗng như bị hẫng một cái. Đúng là các ông chưa lường đến tình huống này! Ông Phúc bỗng quả quyết:

– Thì cứ thằng Thủ mà dồn! Vì bà ấy có ra hay không, thì mục tiêu của ta vẫn là thằng Thủ, chứ ai chấp đàn bà làm gì!

Tùng ra về, chán ngán đến bã bời. Anh bỗng thấy thương bà Son quá. Dù không có căn cứ gì, nhưng Tùng tin là bà Son đã bị lợi dụng, bị thúc ép. Buổi chiều ở cuộc họp ra, nghe vợ ông Phúc chửi đổng, Tùng đã chạy vội về giục bà Sang ra can.

– U bảo mợ Phúc phải thôi ngay đi, không thì ủy ban sẽ gọi lên phạt vi cảnh đấy!

Lúc này Tùng muốn gặp bà Son quá, để xem hư thực thế nào. Anh bỗng thấy ấm ức cả Thủ, cả Phúc, chỉ muốn bóc tuột hết nhưng lớp ngụy trang của họ. Họ là những con nhím, bộ lông của họ là cả một tấm áo giáp đây những mũi tên nhọn! Bóc đi không dễ, nhưng chả nhẽ chịu bó tay mãi sao?

Tùng đi vơ vẩn, rồi như sự quen chân nhớ lối, Tùng cứ bước thẳng đến phía nhà ông Hàm, mặc dù anh cũng không biết mình đến để làm gì. Thật may cho Tùng, bây giờ Đào mới ở nhà Minh tồ về. Buổi tối họp chi đoàn xong, Minh lại kéo Đào về nhà mình ăn mít. Đào vừa đẩy cánh cổng khép hờ thì Tùng bỗng mọc ra ngay phía sau, cứ như Tùng đã trồng cây si ở đây từ lúc nào. Đào giật mình lùi sang bên, nhìn trừng trừng:

– Anh còn đến đây làm gì? Họ hàng nhà anh chửi u tôi khắp làng chưa đủ hay sao?

Tùng đan chéo hai tay trước ngực, cố chọn một giọng thật nghiêm nghị đàng hoàng:

– Đào em binh tĩnh. Anh muốn biết rõ sự việc vì ngày mai có cuộc họp…

Đào gạt phắt không cho Tùng nói hết:

– Biết rồi! Biết rồi! Ngày mai họp để bắt u tôi nhận lỗi chứ gì? Nghe rồi! Biết rồi! Anh không phải nói!
– Không phải thế, kìa Đào!

Tùng cuống quít, nhưng cô gái ương như ổi đã vùng vàng đẩy cổng bước vào rồi hạ phắt cánh dại ken bằng nhưng gióng tre đực ngâm cứng như sắt, xập đánh rình một cái. Biên giới lại đóng cửa! Cô này thật là ngang cành bứa chứ không bỡn!

Đào dội nước ròe ròe rửa chân, rồi vào nhà. Đèn vẫn sáng. Hai anh em ông Hàm – Long chưa ngủ. Ông Hàm nửa nằm nữa ngồi trên đi – văng. Ông Long ngồi xếp bằng trên sa – lông bên này. Cả hai cùng trầm ngâm như vừa bàn xong một việc hệ trọng. Chiếc đồng hồ ô – đô trên tường đánh binh boong mười tiếng. Đào ngồi mớm xuống chiếc ghế ngoài cùng, rót nước sịt soạt uống. Biết chị về, cái Hoa nằm trong buồng hỏi ra, giọng tỉnh như sáo:

– U chưa về hả chị Đào?
– Ơ tao tưởng u sang bá Cả về rồi.

Cái Hoa vục dậy đi ra, mặt mũi bồn chồn:

– Em tưởng chị cũng sang đấy.
– Tao đi họp đoàn cơ mà.

Ông Long quay sang bảo Đào:

– Ơ hay chị Đào chạy sang bá Cả xem…

Ông Long chưa nói hết câu thì cái Hoa nhìn ra chợt kêu rú lên. Từ dưới sân, con khoang đội sùm sụp chiếc nón tơi trên đâu, cái đuôi xù ve vẩy như bông lau. Chân rón rén như kiểu đi của ma, của quỷ. Nó đi thẳng lên hè. Tiếng kêu của cái Hoa khiến nó dừng lại, ngỏng cô lên. Mê nón tròng teng rơi xuống đất. Con khoang rít ẳng một tiếng như bị đánh, rồi quay lại nhảy phốc xuống sân.

Tất cả anh em, bố con ông Hàm cùng lặng đi đờ dẫn, tóc gáy dựng cả lên. Chén nước trên tay Đào rơi choang xuống vỡ tan. Tiếng vỡ khiến Đào bừng tỉnh, cô kêu lên thất thanh:

– U làm sao rồi! U bị gì rồi! Giời ơi đúng u bị làm sao rồi!

Cái Hoa quáng quàng bíu lấy Đào. Hai chị em ôm nhau khóc rầm rĩ. Lúc này Tùng vẫn đứng ngoài ngõ. Mặc dù biết chắc Đào không ra, nhưng sự si mê khiến Tùng cứ lần chần đứng đó. Bỗng nghe trong nhà khóc lóc ỏm tỏi, tưởng Đào lại bị bố mẹ mắng. Tùng liền bật lửa châm một điếu thuốc rồi rảo bước. Tùng không biết đằng sau bụi hóp rùm roà anh vừa đi qua, có hai người đang nấp ở đó.~

– Thẳng Tùng hả chú? – Một người hỏi thầm thì.
– Ơ thằng Tùng – Người bên cạnh cũng trả lời rất nhỏ…
– Nó đi đầu lại sang đây?
– Nó muốn ve con Đào từ lâu rồi, nhưng chưa được! Người cao dong dỏng giải thích rồi quay lại dặn:
– Bây giờ anh cứ đứng đây, để ta vào xem có chuyện gì mà um sùm lên thế.
– Sao không thấy tiếng đàn bà ấy nhỉ?

Người cao dong dỏng bước ra, đàng hoàng rút chốt cổng đi vào. Bỗng tiếng la từ trong nhà vang ra tận ngoài ngõ khiến người đứng trong bụi hóp nghe rõ mồn một:

– Kìa chú Thủ! Chú Thủ! U cháu đâu? U ơi hu hu!

Người đứng nấp ở bụi hóp vừa vào là Thủ? Phải! Chính Thủ! Và người còn lại vẫn nấp ở đó không phải ai khác, chính là Cao, cánh tay mặt của Thủ. Kẻ bắt cóc bà Son lúc nãy, rồi lại có người vờ đến giải nguy, không phải ai khác, mà chính là họ! Buổi chìêu, khi lá đơn kiện cáo được công bố đã làm cho cuộc họp vỡ tóe ra, ông Luân đã chỉ trích Xuân Tươi một mẻ nên thân về sự làm ăn tùy tiện đến không còn ra thể thống gì nữa…

Anh em ông Phúc đã chớp ngay lấy thời cơ trình bày một lô sự kiện với bí thư huyện ủy. Ngoài những việc trước mắt, Phúc nhắc lại cái đơn đã gửi lên huyện mấy tháng trước kề về sự vô lý trong việc ông trúng cử hội đông nhân dân xã với số phiếu cao, đã có người đề xuất ông làm phó chủ tịch xã, nhưng đảng ủy, mà cụ thể là Thủ đã gạt đi với lý do là nên trẻ hóa đội ngũ cán bộ và chỉ thí cho ông cái chức trưởng ban kiểm soát hợp tác xã cũng với lý do bao biện là ông thông thạo công việc hợp tác xã hơn là làm công tác chính quyền. Nhưng sự thực đây chỉ là cái chức hờ, chứ chẳng có việc gì hết. Thỉnh thoáng hỏi, thì chủ nhiệm Vinh nói rằng bây giờ khoán đất, khoán ruộng, ai mạnh người ấy làm, đến chủ nhiệm cũng không có việc chứ nói gì đến cái chân kiểm soát?

Ông Luân gật gù, hứa sẽ xem xét chu đáo, và còn khen Phúc đã xử trí đẹp trong việc làm của ông Hàm. Vừa thấy Thủ nhấp nhổm định nói, Phúc đã kéo Tính đứng dậy, chào ông Luân rồi đi thẳng, cứ như Thủ là đồ bỏ! Ông Luân cũng đứng dậy chuẩn bị ra về. Quay sang Thủ, ông nói với giọng buồn rầu:

– Thì ra không phải chỉ có những việc lôi thôi về tiền nong, thuế khóa, đất đai. Vì nếu chỉ có thế, thì lúc sáng nghe anh trình bày cách giải quyết, rồi nghe Quàng thanh minh về mấy cái sổ tiết kiệm, thì tôi thấy dẹp cho yên cũng không có gì khó. Nhưng giờ thì gay rồi! Trước mắt đội công tác của huyện sẽ ở đây theo dõi giải quyết. Xưa nay tôi không nghĩ đây là một điểm nóng của huyện! Có le tôi đã quá chủ quan với sự yên ồn bề mặt!

Rồi ông Luân bước đi với dáng ủ rũ, khiến Thủ cũng tan nát cả cõi lòng! Đến chiều tối trước những sự giở chứng của bà Cả, bà Son, rồi họ lại dắt nhau sang nhà bà Cả, nơi không còn ai quản lý được, họ sẽ nói với nhau những gì? Kiểu này không chừng vỡ lở hết. Gậy ông đập lưng ông thì hố to!

Thủ nôn nao hết cả ruột gan. Anh không còn nghĩ được gì khác ngoài việc duy nhất là phải tìm mọi cách để xoay chuyển tình thế ngay trong đêm nay. Mà chỉ được phép xoay để giành phần thắng, chứ không được nhận phần thua! Thua là sẽ kéo theo sự sụp đổ dây chuyền, chỉ còn tay trắng!

Thủ bỏ cơm tối, ngồi im lặng đốt hết điếu thuốc này đến điếu thuốc khác, tính kế. Khi Luyến đã làm xong tất cả mọi việc, rồi cài cửa trước cửa sau, bây giờ chỉ còn việc lên giường, thì Thủ vùng đứng dậy ra đi. Thủ quyết đinh phải dùng biện pháp cứng rắn. Luyến ngạc nhiên thấy chồng rút tấm vải mưa trên dây mắc áo như để gói ghém cái gì. Thấy mặt chồng đăm chiêu quá, Luyến không dám hỏi.

Cao vừa tắm xong, định đi khểnh, thì Thủ đến ra hiệu có việc gấp. Hai người lùi lùi đến thẳng nhà bà Cả. Khi nhìn rõ vợ chồng ông Khừu và bà Son vẫn trải chiếu ngồi ở góc sân, trước nhặt là mâm rượu và ngọn đèn con, lúc ấy Thủ mới trút ra một hơi thở, rồi quay sang thầm thì giao việc cho Cao. Xong, hai chú cháu ấn vào bụi chờ.

Thế rồi mọi việc diễn ra đúng như sự sắp xếp. Thủ nghĩ cái gì cũng trúng phúc như đánh đáo, đánh thế! Rồi Cao vác bà Son lao xuống cánh đồng trũng. Rồi Cao nói giọng mũi đúng những lời Thủ đã dặn. Rồi vật lộn, xé áo như sấp cưỡng thật. Rồi Thủ bịt tay vào miệng mình hét như người vô tình bắt gặp. Rồi cả hai cùng tháo thân.

Ẩn vào một bụi cây sau vườn nhà bà Cả, vì Thủ đoán bà Son sẽ khóc mếu chạy trở lại nhà chị gái để kể lể sự tình. Và không chừng bà Cả sẽ đốt đuốc xông đến nhà Phúc. Dù không đủ cớ bắt tội Phúc, nhưng chị em bà Cả cứ lu loa rầm rĩ lên. Vậy là Thủ có cồ để xoay rồi. Lúc ấy những đơn từ, biên bản kia mới có hiệu lực.

Nhưng chờ mãi không thấy động tĩnh. Hay là bà ấy đã chạy tắt về nhà? Phải nhanh chóng kiểm tra. Lúc này Thủ chỉ còn cuống lên với ý nghĩ phải thắng! Phải thắng! Thủ sẵng sàng làm tất cả để sáng mai bước vào cuộc đối chất, anh phải làm chủ tình thế ngay từ đầu.

Chú cháu họ liền lộn trở lại. Cao chạy sau, hai mang tai nóng bừng với ý nghĩ cái bà này lạ thật, tuổi tác như thế mà vú vê vẫn thây lẩy, chứ không như vợ mình, mới hai con mà ngực nghiếc đã biến đi đâu hết cả, lép kẹp như cá rô đực!

Hai người vừa tới nơi thì gặp Tùng ho húng hắng đi ra.

– Thôi nín đi cháu, cứ bình tĩnh. Giờ ta sang nhà bà Cả xem sao – ông Long bảo chị em Đào bình tĩnh, nhưng tiếng ông đã run bắn.

Cuối cùng chỉ còn một mình ông Hàm ở nhà, còn tất cả huơ đèn pin rùng rùng kéo đi.

Ra tới ngõ, Thủ lùi lại sau, tạt vào bụi hóp như đi tiểu. Ghé sát vào tai Cao, giọng Thủ nhợt nhạt hắn:

– Điềm gở, có khi hỏng bét rồi!

Danh sách các phần:
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Thông tin truyện
Tên truyện Mảnh đất lắm người nhiều ma
Tác giả Nguyễn Khắc Trường
Thể loại Truyện nonSEX
Phân loại Truyện xã hội
Tình trạng Truyện đã hoàn thành
Ngày cập nhật 10/10/2021 03:08 (GMT+7)

Mục lục truyện của Tác giả Nguyễn Khắc Trường

Liên kết: - - - - - - - - - phim sex -

Thể loại





Top 100 truyện sex hay nhất

Top 4: Cô giáo Mai
Top 5: Cu Dũng
Top 14: Số đỏ
Top 22: Thằng Đức
Top 25: Gái một con
Top 30: Thằng Tâm
Top 41: Cô giáo Thu
Top 43: Vụng trộm
Top 52: Xóm đụ
Top 66: Diễm
Top 72: Tội lỗi
Top 74: Dì Ba
Top 76: Tình già
Top 77: Tiểu Mai
Top 79: Bạn vợ
Top 85: Mợ Hiền
Top 90: Tuyết Hân



truyen sex namnha phuong sextruyện sex bạo lựctruyen sex truong hoctruyen sex cu tochuyen sex dam dangtruyen sex lien minh huyen thoailoạn luân chị em họtruyen sex ban trinhtruyen sex damductruyen sex loan luan pha trinhtruyen sex hay nhat ma co thattruyện sex dài tập haytruyen sex thuoc kich ductruyện sex mẹ bạntruyen sex gai mot contruyện sex thư kýtruyen sex matruyen sex tinh co trotruyen sex gai giaanh sex 14truyện sex ỷ thiên đồ long kýtruyen sex co tichtruyen sex tre emtruyện sex chị hàng xómtruyen sex chuyen du lich sung suongtruyện sex hoa thiên cốttruyện sex hoa thiên cốttruyen sex olatruyen sex kim dungtruyen sex co giaotruyen sex 18truyện sex boytruyen sex 18 co thattruyện sex damtruyện sex tự kểdoc truyen sex tre emtruyen sex voi chotruyen sex 18truyen xom ngheocực phẩm dâm dụctruyen sex u40truyen sex damductruyen sex co trangtruyen sex chi em song sinhtruyen sex gai giakể truyện sextruyen sex hoc sinh trung hoc co sodoc truyen sex hoc sinh 18truyen sex ctruyen sex chi hang xomtruyen sex hatruyen sex em hang xomwww.truyen sextruyện sex chữphim sex moi tinh dau cua toitruyen sex gay 18truyen sex chịtruyen sex thien địatruyen sex ban trinhtruyện sex bạn vợtruyen sex kinh dientruyen sex storyweb truyen sextruyen sex tuoi thotruyen sex công sởtruyen sex hay ma ngantruyện sex từ a đến ztruen sex hoc sinhtruyen sex gai 1 contruyen sex pha trinh em gaitruyen sex co giaotruyện sex bác sĩtruyện sex hay có thậttruyện sex đồng tính namtruyen sex choi cavetruyện sex công an