Hằng ngày, buổi sáng tôi vẫn đạp xe đi học sớm sau khi đã ăn cơm nguội, con đường đi học bây giờ của tôi có thêm Vy, từ sau vụ tôi về nhà mẹ của Vy và cô mất, tôi lại càng thấy thương cho số phận của Vy, hai anh em tôi nhà nghèo như nhau, hơn nữa lại sát nhà nhau nên dễ cảm thông, tôi thấy thương Vy hơn. Tính ra bây giờ ở cuối làng thì nhà tôi và nhà Vy tổng cộng có 4 người, mỗi nhà có hai người một già một trẻ, ngoài giờ đi học về, có việc đồng áng gì hai nhà cũng làm chung.
Mùa đông, quê tôi vào vụ ngô, những cánh đồng ngô quê tôi trải dài tít tắp xanh mướt một màu dọc theo triền đê. Có những hôm tôi ra đồng cùng Vy, hai anh em ngồi bên bờ đê ngắm những đám ngô vừa mới trổ hoa đung đưa trong gió. Vy hỏi tôi:
– Anh Biển năm nay định thi vào trường gì?
– Đại học á? Tôi hỏi lại.
– Vầng…
– Anh chẳng thi đại học đâu.
– Sao vậy anh? Vy tròn mắt ngạc nhiên.
– Anh học kém lắm, có thi cũng chẳng đỗ đâu, anh xác định rồi anh sẽ đi học nghề.
– Anh cứ đi thi xem sao, thử sức mình.
– Thôi, tốn tiền.
– Em biết là anh học khá môn Văn đấy, hì hì.
– Ai bảo em thế?
– Cô Giang dạy Văn là cô giáo chủ nhiệm lớp em mà, cô bảo anh có năng khiếu môn Văn với cả môn thể dục nữa.
– Tự dưng cô Giang bảo thế à hay em hỏi.
– Em hỏi mà.
– Hỏi làm gì?
Vy chẳng trả lời tôi, chỉ cười rồi ngoảnh mặt đi, đôi má ửng hồng. Ồ, cô bé Vy ngày nào gầy còm ốm nhách, nay đã lớn phổng phao từ khi nào mà tôi không nhận ra nhỉ? Hai anh em cùng nhìn ra phía bờ sông, nơi có những bãi ngô xanh trải dài xa tắp. Bây giờ mới đầu đông, ngô vừa mới ra hoa, một màu nâu bình dị, hiền lành như màu của đất, hiền như tính cách của người dân quê tôi, ngồi đây tôi lại thấy nao lòng bởi mùi hương nồng nàn của ngô được gió mang lên từ dưới mé sông, những bắp ngô còn bé tí, nếu hái ăn ngay sẽ có mùi thơm như mùi sữa non, phấn ngô vàng óng, những sợi râu ngô tím nhạt phất phơ trong gió, nhẹ tựa tơ trời.
Giữa đông, khi cái lạnh đã thấm sâu vào đất, cũng là khi những người dân quê tôi bắt đầu vào mùa thu hoạch ngô. Những bông ngô tròn mấy, căng sữa thơm dịu khắp xóm quê những ngày mùa. Bắp ngô bẻ xong, thân cũng được thu về, một ít để cho trâu bò, phần thì phơi kỹ dùng làm củi bếp. Củi ngô thơm ngào ngạt những bếp lửa ngày đông. Râu ngô đã ngả sang màu nâu nhạt, mềm như nhung thì phơi khô để dành nấu nước mát cho mùa hè.
Có hôm tôi chưa kịp ngồi học buổi tối thì đã thấy Vy chạy sang dúi vào tay mấy bắp ngô còn nóng hổi:
– Ngô vừa bẻ chiều nay đấy, em vừa luộc, anh ăn đi.
Lại có những tối trời lạnh, tôi sang nhà Vy hai anh em rủ nhau chui vào trong gian bếp, quạt quạt, nướng nướng, rồi vừa xuýt xoa thổi vừa ăn những hạt ngô thơm mềm. Cái cảm giác đó sao mà ấm áp và thân thương đến lạ. Sau này tôi đi làm xa nhà, tôi nhớ vô cùng tiếng lách tách trên bếp than hồng vào những ngày đông rét mướt ấy.
Đi qua mùa đông là những ngày hai anh em lạnh cóng co ro trên cánh đồng làng, là những hôm thu hoạch khoai lang gánh về đầy sân, buổi tối bà Vy, mẹ tôi lại ăn những củ khoai luộc ngon ngọt lành vị đất, còn tôi và Vy thì tính vẫn trẻ con, chỉ thích vùi khoai vào trong đám than hồng dưới bếp, một lúc lấy ra là những củ khoai nướng thơm lừng, vừa bóc vừa ăn rồi cười khúc khích khi nhọ nồi dính đầy lên mặt.
Mùa xuân đến, khí trời ấm áp, cây cối nảy lộc đâm chồi trong cái rộn ràng lễ hội xuân của làng. Đầu năm nay, Vy đã biết rủ tôi ra ngoài chùa xin lộc, bốc quẻ cứ như người lớn. Đình chùa làng tôi ngày nào tôi chẳng đi qua có hôm còn vào chơi, vậy mà ngày xuân đến nơi đây lại thấy linh thiêng đến lạ, một cảm giác ấm áp yên bình.
Tôi và em đã gắn bó, đã đi qua mùa Đông lạnh giá và cả mùa Xuân ấm áp, từ ngày biết chuyện của gia đình em, tôi lại càng thấy thương em hơn. Tôi thấy em như cánh chim non bé bỏng giữa cuộc đời, tính tôi là thế, hay suy tư và hay nghĩ vẩn vơ, bởi vậy nên cô giáo mới bảo tôi chỉ học được có môn văn và môn thể dục.
Hè đến, quê tôi lại vào vụ gặt, đó là khoảng thời gian có lẽ là vất vả nhất trong năm, khi mà tiết trời lúc nào cũng nóng gắt khó chịu, ngay từ sáng sớm tôi và Vy đã lại ra đồng, mẹ tôi năm nay cũng chẳng làm được gì nhiều, cả hai nhà có mấy sào ruộng tôi và Vy lo hết. Nhớ những hôm trời nắng, mới 9, 10 giờ sáng mà nắng đã lên cháy sém mặt người, nhìn sang Vy thấy mồ hôi nhễ nhại mà thương, từng đợt mồ hôi tứa ra ướt đầm lên khuôn mặt em, trên đôi má đỏ bừng vì nắng nóng, mồ hôi rơi xuống vai, ướt hết áo làm cái áo mỏng em mặc dính chặt cả vào người.
Tôi chợt thấy xốn xang nhận ra giờ em đã lớn bổng thành thiếu nữ, em đã mặc áo ngực lấp ló sau làn áo ngoài mỏng, cái eo thon cong cong đúng dáng thôn quê, còn cái bắp chân thì trắng ngần hiện ra dưới lớp vải quần đã được sắn lên gần tới đầu gối. Tự bao giờ em đã lớn bổng thành cô thôn nữ dịu dàng chăm chỉ, dù vất vả nhưng tiếng cười của em vẫn giòn tan trong nắng làm cho tôi liên tưởng đến câu hát mà ngày ấy tôi vẫn hay nghe:
… Ngày xưa em như chim sáo.
Sống vô tư hay mộng mơ nhiều.
Nhìn em đi qua cuối xóm.
Làn tóc mây bay má ửng hồng.
Chiều nay theo em anh bước.
Bước bên em trên con đường làng.
Nhìn em anh như muốn nói:
“Này cô bé kia chờ anh đi cùng!”
Ô hay, Anh này kỳ ghê.
Người ta đi về, chung đường thời kệ người ta.
Cớ sao em vội đi mau.
Để khi ngoảnh lại nhìn nhau em thẹn thùng…
Hai đứa gánh lúa về trên đường làng, em đi trước tôi đi sau, mải ngắm em mà tôi thẫn thờ, thấy tôi đi chậm em ngoảnh lại cười, tiếng em lảnh lót:
– Anh Biển, đi nhanh lên kẻo nắng, anh mải nghĩ gì mà đi chậm thế.
– Ừ…
– Nhanh lên nào, hôm nay anh thua em rồi nhé, hihi…
Những ngày tháng ấy dù vất vả nhưng chất chứa bao kỷ niệm ngọt ngào, gắn bó hai đứa chúng tôi lại bên nhau, và rồi hình như tôi đã thương em từ lúc nào tôi cũng không nhớ nữa, để đến tận cái đêm ấy, cái đêm trước hôm tôi lên đường lên tỉnh học Trung cấp nghề, tôi mới nhận ra là từ mai tôi sẽ xa em, sẽ không còn những buổi sớm tinh mơ gọi nhau đi học trên chiếc xe đạp cọc cạch, sẽ không còn những buổi ra đồng bẻ ngô cùng nhau, sẽ chẳng còn những buổi gặt lúa rồi cùng nhau gánh về trong cái nắng chói chang của những buổi trưa hè, nhường nhau từng cốc nước mát lạnh xen lẫn những giọt mồ hôi mặn chát.
Tôi chạy ra sau nhà, định qua nhà em gọi em ra để nói mấy câu chào tạm biệt, nào ngờ mới đến đầu hồi chỗ cây rơm đã thấy em đang đứng đó khóc.
– Vy, sao em lại đứng đây, sao lại khóc?
Tôi đã 19 tuổi nhưng vẫn thật ngốc, tôi chẳng biết tại sao em đứng đó khóc nên vẫn hỏi, em nghẹn ngào:
– Anh quá đáng, mai anh đi lên tỉnh rồi sao không nói với em một câu.
– Anh… anh định bây giờ qua nói.
– Sáng mai đi sớm rồi mà bây giờ mới nói, sao không nói từ hôm trước.
– Thì anh… anh định nói… nhưng…
– Nhưng làm sao?
– Nhưng… anh quên… giờ mới nhớ ra.
Thực ra lúc ấy tôi không biết nói gì nên cứ nói bừa như thế, chứ thực ra tôi sắp phải xa Vy tôi buồn lắm không dám nói trước vì sợ Vy cũng buồn mấy ngày giống tôi.
– Huhu…
Tôi thấy Vy càng khóc to hơn nên lại gần để lau nước mắt rồi an ủi:
– Thôi, em đừng khóc nữa, anh đi mấy hôm rồi anh lại về chơi, em ở nhà có gì chạy qua chạy lại với mẹ anh cho bác đỡ buồn nhé.
– Lại còn phải nhắc…
Vy vừa nói vừa đấm nhẹ vào vai tôi rồi cứ thế ôm chặt lấy tôi mà khóc, tôi đứng như trời chồng mặc cho nước mắt em ướt đẫm ngực tôi nóng bỏng.
– Anh đi… em ở nhà buồn lắm… huhu… biết không?
– Biết…
– Em… nhớ anh lắm…
Tôi thấy thương em quá, tôi ôm chặt lấy bờ vai bé bỏng đang run lên vào trong lòng mình, một cảm giác thân thương ngọt ngào quá đỗi, đó có phải là tình yêu không, cô thôn nữ bé bỏng của tôi.
Đêm ấy, tôi và em đã trao nhau nụ hôn đầu vụng dại, nụ hôn ngọt ngào xen lẫn vị mặn của những giọt nước mắt, ngày mai tôi phải xa quê, xa em rồi, tôi dặn em ở nhà phải ngoan, phải chăm chỉ… Đợi anh nhé rồi anh sẽ về thôi Vy ạ.
Thông tin truyện | |
---|---|
Tên truyện | Ba số phận |
Tác giả | Hoài Cổ |
Thể loại | Truyện sex dài tập |
Phân loại | Bố chồng nàng dâu, Tâm sự bạn đọc, Truyện bóp vú, Truyện bú cặc, Truyện loạn luân, Truyện người lớn, Truyện sex có thật, Truyện sex phá trinh, Truyện teen |
Tình trạng | Chưa xác định |
Ngày cập nhật | 22/02/2019 12:29 (GMT+7) |